Kinh nghiệm làm kế toán bán hàng từ những điều đơn giản nhất
I: Kinh nghiệm làm kế toán bán hàng từ những điều đơn giản nhất
– Để trở thành một kế toán giỏi nói chung và kế toán bán hàng giỏi nói riêng thì trước hết bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán. Đó là yêu cầu tối thiểu cần có để có thể thành công trong bước đường sự nghiệp sau này.
– Hiểu biết và cập nhật các Thông tư, quy định mới có ảnh hưởng đến chế độ kế toán, đến hoạt động kinh doanh của DN. Điều này giúp cho kế toán bán hàng xử lý tình huống một cách nhanh nhạy hơn
– Kỹ năng tin học văn phòng là một lợi thế đối với kế toán bán hàng. Bởi công việc của kế toán bán hàng là người trực tiếp làm việc với sổ sách, quản lý giấy tờ, chứng từ. Vì vậy, việc khả năng tin học kế toán của bạn tốt sẽ giúp bạn là việc hiệu quả hơn. Bạn có thể tham gia một khóa học tin học văn phòng cho kế toán để nâng cao kỹ năng cần thiết này.
– Ngoài ra các kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng cũng giúp cho công tác làm việc của kế toán bán hàng thuận lợi hơn. Vì kế toán bán hàng làm việc trực tiếp với khách hàng, là người sẽ tạo ấn tượng tốt cũng như mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp về lâu dài.
– Hành trang quan trọng không thể thiếu để có thể trở thành một kế toán bán hàng giỏi đó là tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc. Kế toán bán hàng là người chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa trong DN thương mại. Vì vậy phải là người có tinh thần trách nhiệm cao cùng với những tố chất trên mới có thể hoàn thành tốt.
Kinh nghiệm làm kế toán bán hàng từ những điều đơn giản nhất
II: Những kinh nghiệm trong quá trình làm kế toán bán hàng.
– Thường xuyên kiểm tra, cập nhật
– Lưu trữ và sắp xếp hóa đơn, chứng từ cẩn thận. Tránh trường hợp mất hóa đơn GTGT.
– Chú ý khi làm báo giá cho KH. Phải xem xét kỹ xem KH có thuộc đối tượng ưu tiên nào của công ty, doanh nhiệp hay không. Làm báo giá kịp thời theo yêu cầu của KH.
– Trong việc quản lý thông tin của KH cũng như các loại sổ sách, chứng từ, hóa đơn liên quan phải hoàn toàn chính xác và đầy đủ.
– Các khoản tạm ứng nội bộ phải theo dõi chi tiết, cụ thể, tránh thiếu xót, gây tăng chi phí cho DN.
– Quản lý công nợ, liên hệ với KH, tránh tình trạng KH nợ lâu quá, làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn.
– Chăm sóc KH chu đáo, nhiệt tình, phán ảnh và thu nhận được ý kiến KH để hỗ trợ cho cấp quản lý đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
– Phải biết cách kiểm tra số liệu nhanh nhất, liên kết với phân hệ kế toán khác để khớp số liệu.
Xem thêm:
CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC
Giấy Chứng Nhận Hun Trùng (Fumigation Certificate) Là Gì?
Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì? Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu